Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, TP Hà Nội sẽ phát triển theo chùm đô thị, trong đó nội đô lịch sử là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Thủ đô và cả nước, với hướng phát triển chính về phía Đông – Đông Bắc.
Hà Nội vươn mình về phía Đông – Đông Bắc
Khu vực phía Đông – Đông Bắc là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phía Bắc và nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch mới của Hà Nội. Khu vực này cũng là trung tâm hành chính thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, phát triển đô thị hiện đại.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, trong một thời kỳ mà kinh tế biển được đẩy mạnh phát triển, chúng ta phải hướng về biển, hướng về phía Đông – Đông Bắc. Trong đó, Long Biên, Gia Lâm, Từ Sơn chính là cửa ngõ của Thủ đô, với mạng lưới giao thông kết nối vô cùng thuận tiện để phát triển kinh tế. Đây cũng là quan điểm chung của những nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, đơn vị tư vấn trong và ngoài nước.
Trong bán kính 20-50 km sẽ hình thành hàng loạt đô thị vệ tinh, giảm tải cho nội đô lịch sử
Đẩy mạnh hạ tầng rút ngắn khoảng cách giữa Thủ Đô với các đô thị vệ tinh
Trong 5 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông của khu vực được phát triển mạnh mẽ như cầu Vĩnh Tuy 2 đã đi vào hoạt động, cầu Đuống 2 đang hối hả thi công. Ngược dòng sông Hồng 3 cây cầu Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở, sẽ được khởi công đồng loạt trong năm 2024, trong đó, cầu Hồng Hà, Mễ Sở là 2 cây cầu trên Vành đai 4 được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt cho phát triển của Vùng Thủ đô.
Giới chuyên gia nhận định, nhờ khả năng kết nối chặt chẽ với lõi nội đô và các tỉnh thành lân cận, bờ Đông sông Hồng, sông Đuống đang dần trở thành trung tâm mới của toàn bộ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi tập trung cộng đồng chuyên gia nước ngoài, tầng lớp trí thức, người thu nhập cao…Thị trường cũng chứng kiến làn sóng dịch chuyển của cư dân từ lõi nội đô cũ, chật hẹp sang khu vực phía Đông – Đông Bắc.
Chuỗi vành đai đô thị tích hợp hiện đại đang dần hình thành như KĐT Ecopark, KĐT Ocean Park. Đặc biệt là Đại đô thị VSIP Bắc Ninh, nơi sớm triển khai mô hình đô thị tích hợp đáp ứng nhu cầu “công việc – lưu trú – dịch vụ” cho các kỹ sư, chuyên gia trong và ngoài nước …Chỉ một vài năm nữa, sẽ hình thành phong cách sống mới, buổi sáng di chuyển trong vòng 20 phút đến công sở làm việc, tan tầm lại trở về bên tổ ấm ngập tràn không gian xanh, giúp thư giãn tối đa, tái tạo năng lượng tinh thần.
Đến năm 2030 sẽ có 26 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống, thúc đẩy phát triển đô thị mạnh mẽ
Từ Sơn, Bắc Ninh – Trung tâm mới của Vùng Thủ Đô
Toạ lạc tại tâm điểm phía Đông Bắc của Hà Nội, TP Từ Sơn là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng, cầu nối giao thương của Thủ đô với thành phố Cảng Hải Phòng và tất cả các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Không chỉ là cái nôi của lịch sử văn hoá ngàn năm, mà ngày nay Từ Sơn còn là một trong những địa phương đón nguồn vốn FDI lớn nhất cả nước và là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, dịch vụ…thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Vùng Thủ đô.
Từ Sơn là cửa ngõ của tuyến huyết mạch giao thông Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quảng Ninh và nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế miền Bắc: Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng. Với lợi thế nằm ngay sát Hà Nội, TP Từ Sơn đã sớm hình thành đô thị vệ tinh từ năm 2018, khi VSIP xây dựng Khu Đô thị và Dịch vụ VSIP 160 ha, phát triển nhanh chóng. Từ Sơn cũng được định hướng là trung tâm mới của Vùng thủ đô Hà Nội, là động lực chính để Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2030.
Từ Sơn được quy hoạch bài bản, hiện đại với những khu đô thị mới văn minh, trong lành
Bên cạnh thế mạnh phát triển bậc nhất Vùng Thủ đô, TP Từ Sơn còn “ghi điểm” khi sở hữu khu đô thị xanh, đạt chuẩn quốc tế, hạ tầng được quy hoạch bài bản ngay từ đầu, nhưng mặt bằng giá vẫn rất dễ tiếp cận với giới trung lưu. Kết hợp cùng hệ thống giao thông liên hoàn, di chuyển tới Hà Nội chỉ mất 15-20 phút, TP Từ Sơn trở thành lựa chọn tối ưu cho những cư dân Thủ đô muốn có một cuộc sống chất lượng cao nhưng vẫn gắn liền với công việc. Chính vì vậy, thị trường bất động sản ở đây có rất nhiều dư địa và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.